Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu của 2.220 người trưởng thành. Tất cả từ 45 đến 84 tuổi và được kiểm tra sức khỏe 18 tháng/lần,áthiệnlợiíchbấtngờcủatráibơvớibệnhtiểuđườty lệ kèo malaysia theo đài CBS News (Mỹ).
Những người tham gia báo cáo thói quen ăn bơ cùng 100 món khác thuộc 47 nhóm thực phẩm. Trong đó, hơn 3.400 người được lấy huyết thanh lúc đói và kiểm tra bằng phương pháp cộng hưởng từ proton.
Sau khi phân tích kết quả kiểm tra, nhóm nghiên cứu phát hiện một số chất chuyển hóa xuất hiện trong máu sau khi ăn bơ. Chất chuyển hóa là các phân tử nhỏ được tạo ra từ các phản ứng trao đổi chất trong tế bào và mô. Trong đó, có 3 chất chuyển hóa xuất hiện đặc biệt rõ ràng. Các nhà nghiên cứu gọi chung nhóm chất chuyển hóa này là CH2-lysyl.
Những người có CH2-lysyl xuất hiện trong máu thì lượng đường glucose và insulin lúc đói sẽ giảm. Hiện tượng này xảy ra bất kể sự ảnh hưởng của các yếu tố như chỉ số khối cơ thể (BMI), thói quen tập thể dục, hút thuốc, uống rượu, tỷ lệ mỡ hay các yếu tố nhân khẩu xã hội khác. Chính các tác động này sẽ giúp giảm nguy cơ tiểu đường loại 2. Nghiên cứu được công bố trên chuyên san The Journal of Nutrition.
Từ lâu, trái bơ đã là phần không thể thiếu trong nhiều chế độ ăn lành mạnh. Một trái bơ chín chứa khoảng 320 calo và là nguồn cung cấp dồi dào chất chống ô xy hóa, chất xơ, a xít béo omega-3, magiê, kali, beta-carotene, vitamin C, E, K, B6 và nhiều dưỡng chất khác.
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy ăn bơ thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chống ung thư, bảo vệ sức khỏe da, mắt, kiểm soát huyết áp và tăng cường sức khỏe thai nhi. Không những vậy, kali, a xít folic và một số dưỡng chất khác trong bơ còn giúp giảm viêm, giảm đau ở bệnh nhân viêm khớp và cải thiện tâm trạng.
Trong trái bơ có cả chất xơ hòa tan, không hòa tan và axit béo không bão hòa đơn. Đây đều là là chất được khoa học chứng minh là giúp giảm đường huyết, theo CBS News.