Chỉ trong thời gian ngắn,ịtrườngôtôlớnnhấtthếgiớiquytụgầnthươnghiệlãi suất tiết kiệm ngân hàng Trung Quốc vươn lên trở thành thị trường ô tô điện lớn nhất thế giới và đang tiếp tục cho thấy tốc độ phát triển đáng kinh ngạc về loại hình phương tiện vốn đang được xem là xu hướng hiện tại cũng như trong tương lai của nhiều quốc gia trên thế giới.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra trong giai đoạn 2008 - 2011 và suy thoái kinh tế tại châu Âu trong những năm 2010 - 2013, ngành công nghiệp ô tô đã chứng kiến nhiều hãng xe lần lượt ngừng hoạt động.
Cuộc khủng hoảng đã có tác động trực tiếp đến doanh số bán xe và kìm hãm đà tăng trưởng của thị trường ô tô. Khi sự tăng trưởng mạnh mẽ vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000 dần phai nhạt, đối mặt với những thách thức mới nhiều nhà sản xuất ô tô buộc phải loại bỏ những thương hiệu xe vốn không mang lại hiệu quả kinh doanh.
General Motors (GM) là một trong những nhà sản xuất chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Vào cuối những năm 1990, tập đoàn ô tô Mỹ sở hữu đến 9 thương hiệu xe khác nhau. Tuy nhiên, đến nay chỉ còn lại 4 cái tên. Chrysler và Ford cũng đã loại bỏ một số thương hiệu của họ trong 20 năm qua như: Plymouth, Eagle và Mercury… Ở châu Âu, các thương hiệu như Rover và Saab đã biến mất, trong khi những thương hiệu khác như Lancia trở thành tên gọi của 1 mẫu xe.
Một khung cảnh ảm đạm bao trùm ngành ô tô Mỹ và châu Âu, tuy nhiên tại Trung Quốc lại hoàn toàn trái ngược. Trong những năm đầu của thế kỷ này, thị trường Trung Quốc có khoảng 25 thương hiệu. Vào thời điểm đó, quốc gia châu Á này chủ yếu sản xuất các mẫu mã ô tô nhái lại thiết kế của các dòng xe xuất xứ châu Âu, Nhật Bản để bán ở thị trường nội địa. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ năm 2001 - 2010, trong khi hàng loạt thương hiệu ô tô ở Mỹ, châu Âu lần lượt biến mất, tại Trung Quốc có đến 14 thương hiệu ô tô mới xuất hiện.
Chật vật tìm đất sống, xe Trung Quốc vẫn quyết tâm thâm nhập thị trường Việt Nam
Từ một quốc gia vốn không có thế mạnh về ngành sản xuất ô tô, chỉ trong một thời gian ngắn Trung Quốc vươn lên trở thành mảnh đất màu mở không chỉ cho các nhà sản xuất trong nước mà còn cho các thương hiệu phương Mỹ, châu Âu vốn đang vật lộn với khủng hoảng kinh tế. Tính đến năm 2008, ngành công nghiệp ô tô của Trung Quốc liên tục xếp ở vị trí dẫn đầu thế giới về sản xuất ô tô. Kể từ đó, sự tăng trưởng hàng năm luôn theo cấp số nhân.
Khi nhu cầu mua sắm ô tô tiếp tục tăng và thu nhập của người dân Trung Quốc tăng lên, ngành công nghiệp ô tô xuất hiện nhiều mẫu mã cũng như các thương hiệu mới. Từ năm 2011 - 2015, có tổng cộng 12 thương hiệu mới tham chiến thị trường đông dân nhất thế giới, gồm Maxus, Beijing Auto, VGV, Haval, Xpeng, Nio, Cowin (hiện là Kaiyi), Hozon, Leap Motor, Weltmeister, Enovate và Li Auto.
Sự góp mặt của ô tô điện cùng với cam kết mạnh mẽ của chính quyền Trung Quốc về việc tạo điều kiện chính sách phát triển dòng xe này đã mở ra cơ hội bứt phá cho các nhà sản xuất ô tô tại Trung Quốc,
Từ năm 2016 đến nay, có hơn 50 thương hiệu ô tô mới xuất hiện tại quốc gia này, trong đó phần lớn là ô tô điện, cung cấp cho người tiêu dùng Trung Quốc danh mục lựa chọn đa dạng với tổng số 99 thương hiệu xe khác nhau. Lĩnh vực sản xuất ô tô của Trung Quốc lớn mạnh về quy mô, giá bán rất trẻ khi có tới 58% các thương hiệu ô tô có tuổi đời dưới 10 năm.
Trung Quốc hiện đang là thị trường ô tô lớn nhất thế giới, với khoảng 25 triệu xe bán ra hàng năm. Năm ngoái, Trung Quốc chiếm gần 32% doanh số bán ô tô toàn cầu, tương đương tổng doanh số bán ô tô tại Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Đức cộng lại.
Sự thành công của thị trường ô tô Trung Quốc tổng hòa từ nhiều yếu tố. Bên cạnh quy mô thị trường lớn, sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ và cam kết phát triển xe điện tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư làm xe điện. Đã có 6 thương hiệu gia nhập thị trường nưóc này trong năm nay, dự kiến từ nay đến cuối năm 2023 sẽ có thêm 3 thành viên khác tham chiến.