Nhiệt Độ

Gia tăng số ca nhiễm độc do tiếp xúc kiến ba khoangChị M.M (32 tuổi, ở TP.HCM) cho biết, mặc dù chị ibongda

【ibongda】Nhiều người bị nhiễm độc, viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang nhưng nhầm Zona

Gia tăng số ca nhiễm độc do tiếp xúc kiến ba khoang 

Chị M.M (32 tuổi,ềungườibịnhiễmđộcviêmdatiếpxúcdokiếnbakhoangnhưngnhầibongda ở TP.HCM) cho biết, mặc dù chị đã cảnh giác, lau chùi nhà thường xuyên, phun xịt kiến, tuy nhiên bé trái 2 tuổi của chị cũng bị kiến ba khoang tấn công. Chị phải đưa bé đi khám để bác sĩ cho kem thoa.

"Nhìn các vết như bị bỏng trên cơ thể con tôi rất lo lắng. Rất may đi khám sớm nên bác sĩ cho thuốc về bôi, vài ngày sau các vết bắt đầu khô lại", chị M. cho hay.

Chị N.A (30 tuổi, ở TP.Thủ Đức, TP.HCM) cho biết, thời gian gần đây tại khu vực quanh nhà chị sinh sống xuất hiện kiến ba khoang. Lo lắng kiến sẽ tấn công con gái nhỏ mới 4 tháng, chị rào chắn ban bông, đóng cửa kỹ vào ban đêm. Tuy vậy, mới đây chị phát hiện trên tay con có các nốt mụn nước giống viêm da do kiến ba khoang.

Nhiều người bị nhiễm độc, viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang nhưng nhầm Zona - Ảnh 1.

Các tổn thương da ở trẻ sau tiếp xúc kiến ba khoang

L.C

Bác sĩ Thạch Văn Toàn, khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, hiện tại lượng bệnh nhân đến khám tại khoa Da liễu vì viêm da tiếp xúc với kiến ba khoang dao động khoảng 70-100 bệnh nhân mỗi tuần.

"Hiện tượng gia tăng này bắt đầu từ đầu mùa mưa đến nay, so với cùng kỳ năm ngoái thì số lượng bệnh nhân cũng gia tăng theo chu kỳ này. Kiến ba khoang thường sống ở ven ruộng, quanh gốc rạ, bãi cỏ, gần vùng nước, ruộng rau, trong những nơi đang xây dựng. Khi ruộng lúa vào mùa gặt, chúng thường bay vào các khu chung cư cao tầng nơi có ánh sáng đèn để ăn các loại côn trùng rầy nâu, bọ hóng… trong nhà", bác sĩ Toàn chia sẻ.

Tương tự, thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Thị Quý, Phòng khám Da - Thẩm mỹ Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3, cho biết trong khoảng từ tháng 8 đến cuối tháng 9 số lượng người bệnh đến khám do kiến ba khoang tăng vọt.

"Đáng chú ý, nhiều người bệnh do tiếp xúc với kiến ba khoang nhầm lẫn với Herpes, Zona (nhiễm trùng da do vi rút), nên tự mua các loại thuốc kháng vi rút để dùng", bác sĩ Quý chia sẻ.

Các triệu chứng viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang

Theo bác sĩ Toàn, triệu chứng phồng rộp da, nổi mụn nước, hoặc mụn mủ có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc độc tố từ 12 - 36 giờ. Nếu không chữa trị, tình trạng viêm sẽ tiến triển sang loét, khi đó những tổn thương này sẽ có hình dạng là đường thẳng dài, hay hình chữ Y tùy theo cách độc chất tiếp xúc với vùng da. Nếu không biết cách điều trị hoặc điều trị sai sẽ dẫn đến tình trạng sẹo lõm, sẹo thâm, sẹo mất sắc tố, đặc biệt ở vùng mặt gây ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ.

Trong thân kiến ba khoang có chất Pederine, có thể gây cháy, bỏng da giống như chất cangtadin của sâu ban miêu và chất phospho ở "con giời", độc chất từ thân kiến có thể do vô tình bị tay hay bộ phận khác trên cơ thể làm vở và gây tổn thương tại vị trí đó.

Nhiều người bị nhiễm độc, viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang nhưng nhầm Zona - Ảnh 2.

Một trường hợp viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3

N.Q

Bác sĩ Quý, cho biết các tổn thương này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như Zona, Herpes,... làm chậm quá trình điều trị và gặp phải những biến chứng không mong muốn khi được chẩn đoán muộn. 

Kiến ba khoang không cắn hay chích, nhưng việc vô tình chạm vào hoặc đè lên da kiến sẽ kích thích giải phóng chất lỏng coelomic có chứa pederin, một chất gây phồng rộp mạnh gây phản ứng trên da khoảng 24 giờ sau khi tiếp xúc. Nếu không được rửa sạch ngay lập tức, hóa chất sẽ dẫn đến viêm da với các tổn thương ban đỏ.

Cách phòng tránh và xử lý khi tiếp xúc kiến ba khoang

Bác sĩ Toàn cho biết, nếu phát hiện trong nhà có kiến ba khoang hoặc tiếp xúc với chúng, chúng ta cần chú ý những điều sau:

  • Kiến ba khoang không tấn công mà do con người vô tình tiếp xúc với chất độc trong cơ thể kiến gây nên viêm da dị ứng. Nếu phát hiện có kiến thì nhẹ nhàng di chuyển chúng ra khỏi đồ dùng (dùng 1 tờ giấy cho kiến bò sang rồi di chuyển chúng sang nơi khác)...
  • Buổi tối khi sinh hoạt hoặc làm việc dưới ánh đèn cần phải đóng cửa hoặc làm lưới ngăn côn trùng ở các khu vực cửa sổ có lỗ thoát khí.
  • Buông rèm che ánh sáng lọt ra ngoài để không thu hút kiến ba khoang.
  • Các khu nhà ở chật hẹp như: ký túc xá hoặc khu nhà ở của công nhân gần các khu công nghiệp, ở gần nơi có nhiều cây cỏ, bụi rậm, đồng ruộng vừa mới gặt xong cần vệ sinh môi trường, gom xác cây mục, cỏ khô đem đốt để xua đuổi côn trùng.
  • Sử dụng bình xịt côn trùng gia dụng, xịt vào các chân tường, bậc cửa ra vào, cửa sổ để ngăn kiến bò vào nhà.
  • Khi kiến rơi hoặc bò lên da không nên dùng tay giết mà nên thổi cho kiến bay đi tránh để dịch tiết của nó dính vào da.
  • Nếu phát hiện vừa tiếp xúc với dịch tiết của kiến thì nhanh chóng rửa chỗ tiếp xúc dưới vòi nước. Khi vùng da đó bắt đầu thấy đau, rát thì dùng các dung dịch dịu da, sát khuẩn nhẹ như dung dịch Jarish, oxit kẽm, mỡ kháng sinh rồi đến các cơ sở y tế để được chỉ định điều trị thêm.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap